Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ai đang lãnh đạo các cuộc biểu tình ở Thái Lan?
Nhằm lật đổ chính phủ của bà Yingluck hiện nay, ông Suthep Thaugsuban, người từng là Phó thủ tướng Thái Lan trong chính quyền trước, đã tự rút khỏi đảng Dân chủ đối lập để dẫn dắt các cuộc biểu tình.

 



Ông Suthep đã làm chính trị hơn 30 năm qua.

 

Người đàn ông được mệnh danh là “nhà trung gian ngầm” trong một bức điện tín bị rò rỉ của Mỹ từng làm phó thủ tướng Thái Lan, dưới thời của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva từ năm 2008-2011.

 

Chính chính quyền của ông Abhisit đã cho phép quân đội đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ của những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra ở Bangkok vào năm 2010. Hơn 90 người, hầu hết là dân thường, đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp. Cả ông Suthep và ông Abhisit đều phải đối mặt với cáo buộc giết người trong vụ việc. Tuy nhiên, họ đều cho rằng cáo buộc chống lại họ là mang động cơ chính trị.

 

Năm 2013, khi chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đệ trình dự luật ân xá gây tranh cãi, ông Suthep đã rời Đảng Dân chủ để lãnh đạo các cuộc biểu tình.

 

Những người chỉ trích dự luật cho rằng dự luật sẽ tạo điều kiện cho ông Thaksin, anh trai của Thủ tướng Yingluck, trở về Thái Lan mà không bị ngồi tù vì những cáo buộc tham nhũng. “Tôi nhận ra rằng một khi chính phủ của bà Yingluck nắm quyền, nó sẽ tẩy sạch những việc làm sai trái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra”, ông Suthep cho biết như vậy với tờ Sunday Nation của Thái Lan.

 

“Hội đồng của nhân dân”

 


Người biểu tình phản đối chính phủ Yingluck kịch liệt phản đối ông Thaksin.

 

Ông Suthep đã củng cố được quyền lực và ảnh hưởng ở trong Đảng Dân chủ trong suốt nhiều thập niên tại Thái Lan, và từng đảm trách cả vị trí bộ trưởng nông nghiệp lẫn bộ trưởng thông tin.

 

Ông đã từng bị chỉ trích trong sự nghiệp chính trị của mình trước đây, mà nổi bật nhất là năm 1995, khi ông bị cáo buộc trao cho người giàu quyền lợi nhiều hơn, trong một chương trình cải cách đất đai có chủ đích là dành cho người nghèo. Vụ việc đã khiến Thủ tướng Chuan Leekpai khi đó phải giải tán quốc hội.

 

Năm 2010, kho ông Suthep là phó thủ tướng, chính phủ đã ký phê chuẩn cho quân đội dùng vũ lực giải tán người biểu tình “áo đỏ” ủng hộ cho ông Thaksin. Khi đó, những người biểu tình đã chiếm nhiều khu vực chính của Bangkok.

 

Nhưng sau cuộc biểu tình bạo lực đó, một chính phủ là đồng minh của ông Thaksin, do em gái ông lãnh đạo, đã được bầu lên và ông Suthep bị đẩy trở lại phe đối lập.

 

Chính dự luật ân xá gây tranh cãi do chính phủ của bà Yingluck đề xuất đã là chất xúc tác cho những cuộc biểu tình hiện nay. Phe đối lập cho rằng dự luật là nhằm dọn đường cho ông Thaksin trở về Thái Lan.

 

Ông Suthep từ giã chính trường để phát động các cuộc biểu tình, mà theo ông là nhằm xóa sạch “bộ máy chính trị Thaksin”.

 

Ông Suthep đã dẫn dắt những người biểu tình bao vây và chiếm các tòa nhà chính phủ, trong khi kêu gọi họ tránh xa bạo lực.

 

Theo mục tiêu của ông, ông muốn chính phủ phải được thay thế bằng một “hội đồng của nhân dân”, không cần bầu cử. Và hội đồng này sẽ chọn những người lãnh đạo đất nước.

 

“Những người nước ngoài có thể cho rằng nếu chính phủ giành chiến thắng tại quốc hội, có nghĩa là đại đa số người dân ủng hộ họ. Nhưng sự thật là chính phủ này đã mua lá phiếu bằng tiền và mua chuộc cuộc bầu cử gần đây nhất”, ông cáo buộc.

 

Những người biểu tình theo ông có xu hướng là những cử tri trung lưu và cử tri thành thị, thường tập trung ở thủ đô và miền nam.

 

Nhiều người chỉ trích cách chi tiêu của chính phủ Yingluck, trong đó có chương trình hỗ trợ giá gạo đắt đỏ nhằm giúp nông dân ở các vùng nông thôn, những người ủng hộ truyền thống của ông Thaksin và đồng minh của ông. Tuy nhiên, chương trình ảnh hưởng tới xuất khẩu của Thái Lan.

 

Những người biểu tình cũng phản đối kịch liệt ông Thaksin. “Tôi ghét chính phủ của bà Yingluck bởi họ không trung thực. Họ tiêu tiền của chúng tôi, tiền thuế của chúng tôi cho các doanh nghiệp Shinawatra và mạng lưới của họ”, một người biểu tình cho hay. “Tôi muốn công lý và muốn dân chủ cho mọi người. Nếu chính phủ tốt, chúng tôi sẽ muốn họ tiếp tục lãnh đạo đất nước, nhưng thực tế họ không tốt”, một người biểu tình khác cho hay.

 

Bất bình của họ giống với bất bình của những người biểu tình “áo vàng” chống Thaksin đã phong tỏa sân bay quốc tế Bangkok năm 2008.

 

Ông Suthep đã tuyên bố với các phóng viên: “Người dân sẽ chỉ rời đi khi quyền lực nhà nước được chuyển sang tay họ”. Và “Nếu họ không thành công, khi đó tôi sẵn sàng chết ở trên chiến trường”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Quyền lực mềm của Singapore xuất phát từ đâu? (01-12-2013)
    Bangkok: Biểu tình thành bạo động, cảnh sát đã ra tay (01-12-2013)
    Al-Qaeda bị chia rẽ nội bộ? (01-12-2013)
    Trung - Ấn tiếp diễn căng thẳng biên giới (01-12-2013)
    Tập Cập Bình - Gorbachev Trung Quốc? (29-11-2013)
    “Cỗ xe tam mã” trước con đường chông gai (29-11-2013)
    Italia thông qua “Luật ổn định”: Châm ngòi cho những bất ổn mới (29-11-2013)
    Người biểu tình Thái quyết lật Thủ tướng Yingluck vào 1/12 (29-11-2013)
    Tình hình Syria: Đại sứ quán Nga bị khủng bố (29-11-2013)
    Trì hoãn thỏa thuận an ninh Afghanistan- Mỹ:Lợi bất cập hại (29-11-2013)
    Thái Lan: Người biểu tình phá cửa xông vào sở chỉ huy quân đội (29-11-2013)
    Thủ tướng Thái-lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm (28-11-2013)
    Trung Đông và thỏa thuận hạt nhân Iran (28-11-2013)
    Malaysia triệu đại diện Singapore vì cáo buộc giúp Mỹ do thám (27-11-2013)
    Thái Lan: Biểu tình lan rộng ra ngoài Bangkok (27-11-2013)
    Putin lo ngại thỏa thuận Ukraine-EU đe dọa kinh tế Nga (27-11-2013)
    Nghịch lý từ thỏa thuận hạt nhân với Iran (27-11-2013)
    EU lên án Nga “gây sức ép” với Ukraine (26-11-2013)
    Bị khởi tố, cựu Thủ tướng Thái biểu tình chống chính phủ (26-11-2013)
    Những cuộc đối đầu giữa KGB và CIA (Kỳ cuối) (25-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153168567.